Trồng cây mít khá và dễ dàng nhưng khi trồng chú ta phải để ý chăm sóc, bón phân hợp lí để mít phát triển tốt nhất. Trong năm đầu tiên mỗi cây mới trồng nên bón 1,5kg vôi bột, 10kg phân hữu cơ, 0,2kg ure, 0,4kg DAP và 0,3kg Kali. Ở năm thứ 2 thì mỗi cây bón 1,5kg vôi bột, 10kg phân hữu cơ, 0,4kg ure, 0,7kg DAP và 0,6kg Kali. Còn năm thứ 3 ở mỗi cây nên bón 1,5kg vôi bột, 10kg phân hữu cơ, 0,6kg ure, 0,9kg DAP và 0,9kg Kali. Cần lưu ý phân chia khoảng thời gian và lượng phân bón hợp lí trong năm.
Băt đầu từ năm thứ 4 trở đi cây mít bắt đầu cho trái nhiều, thì sau mỗi lần thu hoạch nên bón mỗi gốc 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai và 1kg vôi bột. Còn phân hóa học sau khi thu hoạch có thể chia làm 3 lần để bón, mỗi lần bón cách nhau khoảng 10 ngày. Lượng phân bón cho mỗi gốc vào khoảng 0,3kg ure, 0,2kg DAP, 0,15kg Kali /1 lần. Cho đến thời điểm cây ra hoa tổng bón 3 lần phân hóa học, mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày với số lượng 0,15kg DAP, 0,1kg Kali /1 lần. Lúc cây đang có quả và đang nuôi quả thì bón 0,8kg ure và 0,35kg Kali /1 cây.
Hình: Dâm ủ cây mít
Làm cỏ cho cây mít lớn cần chú ý rễ cây mít thường mọc trồi lên trên nên không cuốc sâu quanh gốc tránh đứt rễ. Đặc biệt là trong giai đoạn cây đang cho quả, nếu ta làm cỏ mà sơ ý làm đứt rễ thì dinh dưỡng cho cây sẽ bị xáo trộn dẫn đến quả nhỏ, chất lượng giảm. Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ, bón phân hóa học hợp lí để năng suất chất lượng quả mít được nâng cao.
Hình: Chuyển đảo cây mít lớn
Mít thì thường ít bị sâu bệnh so với các cây ăn quả khác. Phổ biến với nó nhất là sâu đục cành đục quả, tên khoa học của nó là Margaronia. Đặc điểm là trứng dẻ trên quả hoặc trên lá non. Sâu bắt đầu ăn trên lá cây sau đó đục vào quả. Sau khi chúng đã phá hại một phần quả thì sâu sẽ đục vào cành non và nụ non. Cách phòng chống và hạn chế chúng là nên bỏ đi quả bị hại sau đó sử dụng loại thuốc trừ sâu đặc vào các lỗ bị sâu đục.
Một loại sâu bệnh khác là ruồi đục trái Dacus sp. chúng đẻ vào quả lớn gây thối. Cách xử lí là hủy bỏ quả bị thối, và bọc quả lớn không bị sâu bằng giấy báo hoặc dùng các chất dẫn dụ như methyl – eugenol hòa cùng với thuốc trừ sâu như Bi 58, Trebon v.v…
Hình: vườn mít dâm ủ
Một loại nữa là rạp, rầy… chúng ít nguy hiểm hơn và hay xuất hiện ở quả mít non và ở cành non Để diệt thì sử dụng các loại thuốc như: Trebon 10ND, DDVP 50ND,… Trong tất cả các bệnh thì nguy hiểm nhất là bệnh thối rễ, thối gốc do Phytophtora có thể làm cây chết thâm chí cả cây đã vài chục tuổi. Bệnh này không thể chữa vf vậy chúng ta cần tránh bằng cách không trồng mít ở nơi trũng nước.
Xem thêm: