Tư vấn về thiết kế nội ngoại thất, phong cách kiến trúc của những mẫu nhà đẹp tại Việt Nam.

Tin tức

Gợi ý phương pháp chống thấm trần nhà bị ẩm đơn giản và hiệu quả

Trong ngành xây dựng, thi công chống thấm trần nhà là một điều quan trọng không thể bỏ qua. Đặc biệt chống thấm trần nhà bị ẩm là một trong những điều được nhiều người quan tâm nhiều nhất. Vì vậy, thông qua bài viết này chúng tôi muốn mang đến cho các bạn một số kiến thức bổ ích về chống thấm trần nhà ngay sau đây nhé!

1. Nguyên nhân, hậu quả khi trần nhà bị ẩm mốc.

● Nguyên nhân.

– Nguyên nhân chủ yếu làm trần nhà của bạn bị ẩm mốc là sân thượng bị đọng nước sau những trận mưa lớn làm nước thẩm thấu qua những mao mạch rỗng, hay những vết rạn nứt ngấm xuống trần nhà.

– Do thời tiết khắc nghiệt: nóng ẩm, mưa nhiều khiến kết cấu công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Trần nhà bị nứt do nền móng yếu hay có sự tác động của yếu tố ngoại lực.

– Do khi thi công không đạt tiêu chuẩn, không đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, vật liệu.

– Bỏ qua bước chống thấm dột trần nhà hay thi công chống thấm không đạt tiêu chuẩn cần thiết.

● Hậu quả.

– Gây ra tình trạng thấm dột vào những ngày trời mưa.

– Trần nhà bị ẩm thường xuyên sẽ gây ra các tình trạng nấm mốc, phá hủy kết cấu bê tông trong nhà.

– Không những thế, trên bề mặt trần nhà sẽ xuất hiện những vết ố vàng, phồng rộp làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà.

– Ngoài ra, trần nhà bị thấm dột, ẩm mốc thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của các thành viên trong gia đình. Hoặc gây ra những bệnh về da, hô hấp tới trẻ nhỏ và những người lớn tuổi trong gia đình.

chống thấm trần nhà hiệu quả

2. Phương pháp chống thấm trần nhà bị ẩm bằng keo chống thấm.

Keo chống thấm là một trong những phương pháp phổ biến giúp gia chủ chống thấm trần nhà được tốt hơn. Keo chống thấm không chỉ sử dụng an toàn và hiệu quả đối với những loại trần nhà làm bằng mái tôn, bê tông… mà còn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí và làm tăng tuổi thọ của trần nhà.

Quy trình thi công chống thấm.

– Bước 1: Vệ sinh khu vực cần thi công chống thấm.

Cần xác định khu vực cần thi công chống thấm, sau đó dùng máy mài chà dọc theo đường nứt.

Sử dụng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như: bàn chải sắt hay cọ quét.

– Đánh dấu những vết nứt bê tông bằng vạch dấu tại các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.

– Sau đó, đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.

– Bước 2: Tiến hành khoan, gắn kim bơm keo.

Dùng máy khoan vào các vị trí đã được đánh dấu sao cho khoảng cách giữa các lỗ khoan từ 15–20 cm. Lưu ý nên khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt và đảm bảo độ sâu lỗ khoan phải xuyên qua vết nứt.

Sau đó dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan rồi siết chặt lại.

Trám keo dọc theo vết nứt để ngăn keo không bị chảy ra ngoài sau khi bơm.

Chờ khoảng 30 phút cho keo thật khô rồi tiến hành bơm keo.

– Bước 3:

Tùy vào từng dòng sản phẩm mà có cách pha trộn keo khác nhau. Vì vậy, khi thi công cần lưu ý pha trộn đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Trộn các thành phần keo vào với nhau đúng theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Sau đó gắn máy bơm vào kim bơm rồi bơm keo vào vị trí các vết nứt bằng máy áp lực cao. Bơm keo cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.

+ Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo. 

+ Tiếp theo trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex.

+ Cuối cùng, vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.

chống thấm trần nhà hiệu quả hình 2

>> Bài viết nổi bật: 

3. Chống thấm trần nhà bị ẩm bằng sơn.

Sở dĩ chống thấm bằng sơn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại:

– Khả năng chống thẩm thấu cực tốt.

– Tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.

– Khả năng chống tia UV, chống lái sự xâm nhập của nấm mốc hay vi khuẩn vô cùng hiệu quả.

– Quá trình thi công đơn giản, dễ thực hiện.

chống thấm trần nhà hiệu quả hình 3

❖ Quy trình thi công chống thấm:

Chuẩn bị vật liệu và bề mặt

● Làm sạch bề mặt tường cần chống thấm khỏi các loại nấm mốc, rong rêu

● Tráng lớp vữa xi măng bê tông lên bề mặt cần thi công để đảm bảo không bị bong tróc.

● Mua các loại sơn chống thấm đạt chuẩn, chính hãng. 

● Chuẩn bị những vật dụng như: giấy nhám mịn hoặc chổi quét.
Quá trình thi công

● Đầu tiên bạn nên sơn hai lớp sơn lót lên bề mặt tường đã sạch khô và ổn định.

 Lưu ý nên chọn loại sơn lót có màu trắng và phủ lớp sơn có độ dày vừa phải.

● Khi tiến hành sơn lót cần thực hiện lớp lót đầu tiên và đợi khô sau đó mới lót tiếp lớp thứ hai.

● Dùng lăn sơn để xử lý sơn chống thấm lên trần nhà, đặc biệt là tại các vị trí bị ảnh hưởng thấm dột nặng. 

● Nên sử dụng cách chống thấm trần nhà bằng sơn trong điều kiện thời tiết khô ráo. Nếu bức tường nhà bạn bị gồ ghề thì bạn nên gia cố bằng nhiều lớp sơn.
 
Hy vọng với những kiến thức trên về chống thấm trần nhà bị ẩm sẽ giúp bạn khắc phục được những sự cố bạn đang gặp phải về trần nhà. 

>> Xem thêm: Sử dụng sơn chống thấm cho sân thượng có hiệu quả không
 

Rate this post