Tư vấn về thiết kế nội ngoại thất, phong cách kiến trúc của những mẫu nhà đẹp tại Việt Nam.

Tin tức

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới mắc nối tiếp điện áp cao.

Cấu hình thông dụng nhất hiện nay của hệ thống điện mặt trời nối với điện lưới là mắc nối tiếp điện áp cao. Tất cả các panel mặt trời sẽ được mắc nối tiếp cùng với nhau để tạo ra nguồn điện một chiều DC có điện áp cao. Nguồn điện năng một chiều này sẽ được đưa vào bộ biến tần trung tâm để chuyển đổi thành nguồn điện xoay chiều AC. Tiếp theo nguồn điện xoay chiều AC này sẽ được nối vào hệ thống điện tiêu chuẩn trong ngôi nhà của bạn. Đây là thiết kế hệ thống điện mặt trời nối với điện lưới có tính kinh tế tốt nhất. Hơn nữa việc lắp đặt hệ thống cũng tương đối dễ, quá trình bảo trì đơn giản, các bộ phận đều khả dụng.

Bên cạnh việc vận hành mảng panel mặt trời với điện áp cao. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới mắc nối tiếp điện áp cao còn rất hiệu quả với tổn thất rất nhỏ qua mảng panel. Điều đó cho phép bộ biến tần hoạt động với hiệu suất cực kỳ cao. Đó là lý do để thiết kế này trở nên thông dụng.

Một nhược điểm lớn của việc mắc nối tiếp các panel mặt trời.

Khi chúng ta mắc nối tiếp các panel mặt trời, mảng panel mặt trời sẽ có độ bền tương đương với những vị trí kết nối yếu. Nếu như panel mặt trời của chúng ta gặp sự cố như:

Bóng che ánh sáng đến vài pin quang điện.
Dây cáp điện bị hỏng.

Khi đó, công suất của tất cả các mảng panel mặt trời sẽ bị giảm đến giá trị tương tự của panel đó.

Hệ thống điện áp thấp.

Bên cạnh hệ thống điện mặt trời hòa lưới mắc nối tiếp điện áp cao cũng có một vài hệ thống điện mặt trời hòa lưới sử dụng các mảng panel điện áp thấp. Điều này sẽ làm được khi mắc song song các nhánh panel mặt trời rồi tiếp tục mắc nối tiếp theo đoạn ngắn (mắc kết hợp nối tiếp với song song). Cách mắc này an toàn hơn so với cấu hình điện áp cao. Tuy nhiên, hiệu suất thì lại không bằng, ảnh hưởng của bóng che cũng ít đi.

Thiết kế mắc nối tiếp có chi phí lắp đặt nhỏ hơn thiết kế điện áp thấp. Để thiết kế hệ thống điện áp thấp chúng ta cần mua 1 bộ biến tần có khả năng nhận điện từ các nhánh panel mặt trời được mắc nối tiếp. Hoặc chúng ta cũng có thể mua bộ biến tần riêng cho từng nhánh. Phương án này gần như không được ưa chuộng bởi tính ứng dụng thấp. Hiện tại đang có cấu hình kết hợp các hệ thống điện áp thấp và điện áp cao mắc nối tiếp.

Hệ thống các bộ vi biến tần.

Hệ thống vi biến tần xuất hiện chỉ mới vài năm gần đây tuy nhiên giá thành lại tương đối cao. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển của hệ thống điện mặt trời nối lưới trên toàn cầu, hệ thống vi biến tần được sử dụng ngày càng phổ biến với rất nhiều ưu điểm. Giá của hệ thống vi biến tần có xu hướng giảm theo thời gian. Hiện nay giá của hệ thống chỉ xấp xỉ với hệ thống mắc nối tiếp điện áp cao.

Đối với cấu trúc hệ thống vi biến tần, mỗi panel mặt trời sẽ có một bộ biến tần riêng chuyển đổi dòng điện một chiều DC thành dòng dòng điện xoay chiều AC ở đầu ra. Từng panel điện mặt trời sẽ là một hệ thống NLMT độc lập.

Bộ biến tần thường sẽ được lắp phía ngoài trong phần lớn các hệ thống vi biến tần. Chúng sử dụng bu lông để lắp vào khung định vị panel. Các panel mặt trời riêng rẽ được nối vào dây cáp điện xoay chiều chạy dọc theo một bên mảng panel và cung cấp điện trực tiếp vào hệ thống điện trong ngôi nhà của bạn.

Đơn vị cung cấp giải pháp lắp đặt điện mặt trời uy tín

Intech Energy – là một công ty chuyên tư vấn giải pháp lắp đặt điện mặt trời Intech Energy uy tín ở Việt Nam. Để biết thêm về chi phí chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình bạn có thể liên hệ theo số điện thoại hoặc địa chỉ dưới đây:
Hotline: 0966966819 
Địa chỉ: Lô 5+6, KCN, Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội.
Xem thêm:

https://nhadepvietnam.net/top-4-mau-son-ngoai-that-cho-nguoi-menh-hoa/

https://nhadepvietnam.net/van-khuon-thep-la-gi-bao-gia-van-khuon-thep-moi-nhat/

 

Rate this post